Tổng quan về thanh kiểm tra tàu

TỔNG QUAN VỀ THANH KIỂM TRA TÀU

Mục đích thanh kiểm tra tàu

Thanh kiểm tra an toàn toàn diện tàu dầu khí, gọi tắt là “Thanh kiểm tra tàu” hay “Ship Vetting”, được Tập đoàn Dầu khí triển khai thực hiện nhằm mục đích:

Đảm bảo an toàn cao nhất trong khai thác cảng dầu và vận chuyển dầu bằng đường biển nhằm bảo vệ con người, môi trường, tài sản và uy tín của Tập đoàn Dầu khí, chủ hàng và Người khai thác tàu.
Đảm bảo các tàu tham gia vận chuyển hàng của PVN phải đạt chất lượng tốt, có đủ điều kiện an toàn và phù hợp với công nghệ của các cảng, tránh các sự cố rủi ro mang tính tiềm ẩn cho tài sản của Tập đoàn, con người và môi trường.
Hỗ trợ các Chủ tàu hoàn thiện Hệ thống quản lý tàu và từng bước nâng cấp chất lượng đội tàu ; giúp giảm thiểu rủi ro, thời gian và chi phí lưu tàu do bị từ chối cho phép vào cảng làm hàng.
Nâng cao uy tín của Tập đoàn, các Công ty dầu và Chủ tàu trên thị trường bảo hiểm….

Phạm vi thanh kiểm tra

Công tác thanh kiểm tra tàu bao gồm:

Tình trạng kỹ thuật tàu (phần cứng).
Thuyền viên tàu (phần mềm).
Hệ thống quản lý an toàn của Công ty và tàu.
Bộ Câu hỏi thanh kiểm tra tàu được xây dựng cho tất cả các loại tàu dầu, khi hóa lỏng (LPG) và hóa chất, bao gồm 12 chương, trong đó:

– 6 chương về tình trạng kỹ thuật tàu.
– 1 chương về thuyền viên.
– 5 chương về hệ thống quản lý an toàn.

PV MR (PVEIC) – đơn vị thực hiện thanh kiểm tra tàuu

Căn cứ:

– Biên bản cuộc họp trực tuyến ngày 30/7/2009 của Tập đoàn Dầu khí về việc thanh kiểm tra tàu ra vào cảng của Tập đoàn.
– Công văn số 6202/DKVN-KH ngày 17/8/2009 của Tập đoàn Dầu khí về việc phê duyệt lộ trình thực hiện thanh kiểm tra tàu.
– Công văn số 3517/DKVN-ATMT ngày 27/4/2010 của Tập đoàn Dầu khí về việc triển khai công tác thanh kiểm tra an toàn (Ship Vetting) đối với các tàu vào cảng của PVN.
– Hướng dẫn của Chương trình SIRE của OCIMF.

Quan hệ các bên trong công tác thanh kiểm tra tàu

Đối tượng được thanh kiểm tra là các tàu có nhu cầu ra vào cảng của Tập đoàn Dầu khí:

Tập đoàn Dầu khí:
– Ban hành Chính sách Thanh kiểm tra tàu.
– Chỉ đạo, giám sát thực hiện Chính sách Thanh kiểm tra tàu.
Chủ tàu/Người khai thác, quản lý tàu:
– Đăng ký thanh kiểm tra.
– Chuẩn bị các hồ sơ.
– Phối hợp cùng thanh tra viên khi thanh kiểm tra tàu.
– Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch khắc phục khiếm khuyết.
– Báo cáo kết quả khắc phục khiếm khuyết.
– Thanh toán phí thanh kiểm tra tàu.
PV MR (PVEIC):
– Thực hiện việc thanh kiểm tra tàu.
– Duy trì hệ thống mạng quản lý dữ liệu thanh kiểm tra tàu.
– Báo cáo kết quả thanh kiểm tra tàu.
– Báo cáo kết quả thực hiên Chính sách Thanh kiểm tra tàu cho PVN

Thanh tra viên

Yêu cầu đối với thanh tra viên:

– Có kiến thức tốt về các yêu cầu nêu trong nội dung thanh kiểm tra.
– Có kinh nghiệm trong việc thanh kiểm tra
– Có đạo đức nghề nghiệp
– Có sức khỏe tốt.