1. Khái quát
2. Mục đích
3. Chính sách
4. Phạm vi áp dụng
5. Cơ sở đánh giá tàu
6. Tính hiệu lực của thanh kiểm tra tàu
7. Chia sẻ thông tin
8. Tiêu chuẩn an toàn tối thiểu
9. Xem xét Vetting lại
10. Hướng dẫn đăng ký Vetting
PVN là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam gồm nhiều công ty con đang sở hữu các kho cảng và các nhà máy lọc dầu chuyên dụng tiếp nhận tàu nhập dầu thô qua Bến phao SPM và tàu nhận sản phẩm qua Cảng xuất sản phẩm (Jetty) của PVN. Theo yêu cầu thương mại, PVN phối hợp với các chủ hàng, người vận tải biển để vận chuyển dầu thô và dầu sản phẩm cho PVN.
Nhằm thực hiện đúng pháp luật Việt Nam và Công ước Quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia và khai thác an toàn, hiệu quả cao kho cảng, PVN xây dựng các tiêu chuẩn an toàn tàu dầu tham gia vận chuyển dầu cho PVN. Các tiêu chuẩn an toàn này được xây dựng trên cơ sở tham khảo các văn bản hướng dẫn của Diễn Đàn Quốc Tế Các Công Ty Dầu Mỏ (OCIMF), hướng dẫn Quốc Tế Về An Toàn Cho Tàu Dầu Và Cảng Dầu (ISGOTT), các quy định, nội quy liên quan và kết hợp với thực tiễn sản xuất, yêu cầu công nghệ cảng dầu của PVN, đồng thời có xem xét thực trạng đội tàu dầu khí Việt Nam. Các tiêu chuẩn an toàn này sẽ được cập nhật, hiệu chỉnh bổ sung khi cần thiết để ngày càng hoàn thiện.
Tổng Công Ty Bảo Dưỡng Sửa Chữa Công Trình Dầu Khí (PVMR) là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
PVMR được chỉ định tiên phong trong công tác thanh kiểm tra tàu nhằm mục đích phục vụ cho PVN và khách hàng cải thiện các hoạt động hàng hải hiệu quả, an toàn và mang lại lợi ích thông qua sự cung cấp các dịch vụ tư vấn hàng hải chất lượng cao để duy trì các hoạt động khai thác an toàn cho các khách hàng.
PVN không phê chuẩn trước cho các tàu muốn tham gia khai thác vận chuyển hàng tại các kho cảng của PVN. Các tàu bắt buộc phải được thanh kiểm tra trước khi tham gia hoạt động vận chuyển hàng hóa tại các cảng của PVN. Chính sách Vetting của PVN đòi hỏi PVMR xem xét kiểm tra an toàn toàn diện mỗi khi con tàu tham gia vận chuyển khai thác hàng hóa tại các kho cảng của PVN.
PVMR sử dụng Bộ câu hỏi tàu VIQ.7 để kiểm tra cho các tàu có DWT trên 5,000 tấn và sử dụng sử dụng Bộ câu hỏi VIQ.7 sửa đổi giảm để kiểm tra các tàu chạy biển có DWT nhỏ hơn 5,000 tấn hoạt động bị hạn chế theo quy định của Đăng kiểm Việt Nam.
Tất cả các tàu ghé các cảng trực thuộc PVN và các tàu được thuê bởi các thành viên của PVN để vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ hoặc hóa dầu sẽ được tiến hành kiểm tra trước bởi PVMR.
Việc đánh giá Tàu sẽ dựa vào:
Dựa vào sự đánh giá, tàu sẽ được xem xét:
6. Tính hiệu lực của thanh kiểm tra tàu
Một con tàu sau khi đã được PVMR vetting và Ban an toàn các cảng thuộc PVN kiểm tra, đánh giá và chấp nhận đảm bảo an toàn làm hàng tại Cảng dầu khí đó thì hiệu lực của sự chấp nhận đó trong giai đoạnsau 2021 như sau:
- Tàu nhỏ hơn 10 tuổi: Thời hạn hiệu lực tối đa không quá 9 tháng.
- Tàu từ 10 tuổi và nhỏ hơn 30 tuổi: Thời hạn hiệu lực tối đa không quá 6 tháng.
Để giảm chi phí và thời gian Vetting cho các Chủ tàu/ Người khai thác tàu, PVN/PVMR chấp nhận chia sẻ thông tin Vetting của các tổ chức quốc tế và các hãng dầu lớn, bao gồm: OCIMF, CDI, SHELL, BP, PETRONAS, EXXON-MOBIL, CHEVRON, TOTAL và một số Tổ chức khác (như cập nhật trong Chính sách vetting BSR tháng 1/2021).
8. Tiêu chuẩn an toàn tối thiểu
Tàu muốn tham gia khai thác hàng tại các kho cảng thuộc PVN phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
8.1 Làm hàng trong chu trình kín:
Các tàu thuộc diện phải Vetting khi vận chuyển hàng bay hơi, độc hại phải được vận hành phù hợp quy định “Làm hàng trong chu trình kín” như định nghĩa của ISGOTT. Những tàu có kích cỡ nhỏ không thể tác nghiệp hàng trong chu trình kín thì phải được sự chấp thuận từ bộ phận an toàn cảng.
8.2 Thu hồi hơi.
Khi cần phải áp dụng quy định kiểm soát hơi, chỉ những tàu nào có đủ trang thiết bị phù hợp cho việc kiểm soát này mới được chấp nhận.
8.3 Hệ thống khí trơ
Tất cả các tàu mà theo quy định phải có trang bị hệ thống khí trơ thì phải bảo đảm hệ thống này hoạt động tốt. Tàu chở dầu thô và sản phẩm dầu bay hơi mạnh cần phải yêu cầu có hệ thống khí trơ. Các tàu chở gas, hóa chất phải chấp hành quy định trong IMO Code (BCH, IBC, ICG hay GC)
8.4 Tàu LPG
Người khai thác tàu phải có chính sách kiểm tra các khoang trống, két hàng hàng năm. Việc kiểm tra này phải được người đủ năng lực thực hiện. Việc kiểm tra kích họat các thiết bị an toàn và hệ thống phát hiện khí rò cố định (GDS) phải được tiến hành kiểm tra song song với kiểm tra kết cấu tàu.
Người khai thác phải có quy trình đề cập đến việc kiểm tra bảo quản hệ thống chữa cháy dùng bột hóa chất cố định (DCP) hàng năm do các cơ quan dịch vụ trên bờ được công nhận thực hiện.
8.5 Tuổi tàu.
Tuổi tàu có ảnh hướng lớn đến tình trạng kỹ thuật của tàu.
Sau 31/12/2020 không chấp nhận tàu quá 30 tuổi đối với tàu mang quốc tịch Việt nam và 30 tuổi đối với tàu mang quốc tịch nước ngoài.
Tùy theo tuổi tàu và quy định của cơ quan đăng kiểm mà các tàu phải có Bản báo cáo đánh giá tình trạng tàu (CAS) do cơ quan đăng kiểm của tàu đó cấp không quá 3 năm kể từ ngày phát hành.
Tàu vận chuyển kết hợp dưới 15 tuổi chỉ được xem xét khi tàu đã vận chuyển trước đó ít nhất một lần với loại hàng được chỉ định.
Riêng tàu vận chuyển kết hợp trên 15 tuổi và trọng tải trên 20.000 DWT không được chấp nhận.
Tàu đóng mới, tàu mới ra ụ sau sửa chữa, bảo dưỡng … chỉ được chấp nhận Vetting sau khi hoàn thành chuyến vận chuyển đầu tiên.
8.6 Bố trí thuyền bộ và giấy chứng nhận
8.7 Kinh nghiệm của Sỹ quan Quản lý
Yêu cầu về kinh nghiệm của các sỹ quan quản lý như sau:
8.8 Thực hiện pháp luật Quốc tế, Việt Nam, Quy định địa phương và Nội quy Cảng dầu thuộc PVN.
Chủ tàu phải tuân thủ pháp luật Quốc tế, Việt Nam, quy định địa phương và nội quy Cảng dầu khí thuộc PVN.
8.9 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I)
Tàu phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại một Hội bảo hiểm quốc tế P&I. (hạn mức trách nhiệm ô nhiễm dầu là 1 tỉ USD). Đối với tàu chạy trong vùng biển nội thủy phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu theo quy định của Bộ Tài chính.
8.10 Chính sách rượu bia và chất gây nghiện
Chủ tàu/người khai thác tàu phải chấp nhận áp dụng Chính sách rượu bia và chất gây nghiện theo “Hướng dẫn sử dụng rượu bia và chất gây nghiện trên tàu” của OCIMF.
Ngoài sự tuân thủ an toàn tối thiểu của một con tàu khi có ý định hoạt động khai thác tại các cảng thuộc PVN, còn một số tiêu chuẩn sau có thể dẫn đến từ chối tàu
Các tàu sau Vetting không được PVN chấp nhận sẽ chỉ được Vetting lại sau 2 tháng kể từ ngày PVN từ chối.
10.1 Người đề nghị gửi yêu cầu thanh kiểm tra tàu qua địa chỉ email: hoangl@pvmr.vn hoặc fax: 08 3911 8567 “Gửi ban Thanh kiểm tra tàu” với các thông tin sau:
PVMR xác nhận và gửi hướng dẫn.
Người đề nghị làm theo hướng dẫn và xác nhận việc thanh toán phí.
Lưu ý: đảm bảo không có vụ giám định, kiểm tra hoặc đánh giá nào khác được tiến hành đồng thời.
10.4 PVMR tiến hành thanh kiểm tra tàu. Thuyền trưởng cử người cùng tham gia và chuẩn bị ý kiến diễn giải cho các khiếm khuyết được ghi nhận.
10.5 Người đề nghị báo cáo diễn giải trực tiếp lên website: www.vetting.vn hoặc gửi email theo địa chỉ hoangl@pvmr.vn; nhungntk@pvmr.vn hoặc fax theo số: 08 3911 8567 “Gửi ban Thanh kiểm tra tàu” trong vòng 14 ngày sau khi nhận được yêu cầu diễn giải từ PVMR.
Sau thời hạn 14 ngày này, căn cứ báo cáo của PVMR, căn cứ tiêu chuẩn an toàn của các kho cảng PVN và thực tế sản xuất, PVN ra quyết định cho tàu được phép đến cảng của PVN để làm hàng hay không.